Dịch thuật: Chữ Hán được tạo ra như thế nào?

CHỮ HÁN ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO?

          Chữ Hán là phù hiệu ghi chép ngôn ngữ của dân tộc Hán, cũng là một trong những văn tự xưa nhất trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có 2 loại văn tự thông hành: văn tự biểu âm và văn tự biểu ý. Chữ Hán dùng tự hình để biểu thị từ hoặc từ tố, không trực tiếp biểu thị ngữ âm nên thuộc loại văn tự biểu ý. Chữ Hán có dạng khối vuông, có nhiều chữ có hình thể tương tự, ngữ âm tương cận, khi đọc hoặc viết rất dễ bị sai nhầm. Nhưng nếu hiểu được cách tạo chữ của chữ Hán thì những sai nhầm đó sẽ giảm đi rất nhiều.
          Người xưa cho phương pháp tạo chữ của chữ Hán có 6 cách (tức “lục thư” 六书) (1) , nhưng đúng ra chỉ có 4 cách: tượng hình 象形, chỉ sự 指事, hội ý 会意, hình thanh 形声. Còn chuyển chú 转注 và giả tá 假借 không phải cách tạo ra chữ mới mà chỉ là cách sử dụng.
          - Tượng hình: là phương pháp miêu hoạ hình trạng vật thực để tạo ra chữ. Loại này số lượng không nhiều lắm, vả lại do bởi tự hình có sự biến đổi nên ngày nay rất khó nhận ra. Nhưng từ trong văn tự thời cổ có thể nhìn thấy được đặc điểm này. Ví dụ: chữ (nhật) trong giáp cốt văn giống hình mặt trời; chữ (mục) giống hình con mắt; chữ  (môn) giống hình 2 cánh cửa.
          - Chỉ sự: là phương pháp thêm phù hiệu mang tính chỉ thị vào phù hiệu mang tính tượng trưng hoặc thêm vào loại chữ tượng hình để biểu thị ý nghĩa. Ví dụ chữ (thượng) trong giáp cốt văn là ở trên đường cong thêm vào một nét ngang ngắn biểu thị ý nghĩa bên trên, đó là thêm phù hiệu mang tính chỉ thị vào phù hiệu tượng trưng để biểu thị ý nghĩa; và như chữ (nhẫn) trong kim văn viết là trên chữ (đao) thêm vào một chấm biểu thị ý nghĩa nơi muốn nói đến, đó là thêm phù hiệu mang tính chỉ thị vào chữ tượng hình để biểu thị ý nghĩa.
          - Hội ý: là phương pháp do nhiều hình thể cụ thể theo ý nghĩa kết hợp lại mà thành một một chữ mới có nghĩa mới. Ví dụ chữ (hưu) trong giáp cốt văn viết gồm chữ (nhân) với  chữ (mộc), biểu thị ý nghĩa người ngồi nghỉ dưới gốc cây; chữ (thái) trong kim văn viết gồm chữ (trảo) ở trên chữ (mộc) biểu thị ý nghĩa dùng tay hái quả trên cây.
          - Hình thanh: là phương pháp do một hình phù và một thanh phù tổ hợp lại tạo thành một chữ mới có nghĩa mới. Ví dụ chữ (lí) gồm hình phù là chữ  (ngư) biểu thị chữ này thuộc loại cá; chữ (lí) là thanh phù biểu thị âm đọc của chữ. Có 6 cách tổ hợp hình phù và thanh phù:
          + Tả hình hữu thanh (bên trái là hình phù, bên phải là thanh phù) như chữ (tài), (đồng), (bình) ....
          + Hữu hình tả thanh (bên phải là hình phù, bên trái là thanh phù) như chữ (công ), (cưu), (kì) ...
          + Thượng hình hạ thanh (bên trên là hình phù, bên dưới là thanh phù) như chữ (nha), (sương), 竿 (can) …
          + Hạ hình thượng thanh (bên dưới là hình phù, bên trên là thanh phù) như chữ (hạp), (trung), (giá) …
          + Ngoại hình nội thanh (bên ngoài là hình phù, bên trong là thanh phù) như chữ (ngại), (viên), (bệnh) …
          + Nội hình ngoại thanh (bên trong là hình phù, bên ngoài là thanh phù) như chữ (vấn), (muộn), (biện) …
          Do bởi âm đọc của chữ hiện nay đã có nhiều sự biến đổi không giống hoàn toàn như thời cổ nên có một số chữ thuộc loại hình thanh như chữ (giang), (hà) không thể dựa vào thanh phù của chúng để đọc.

CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- LỤC THƯ (六书): theo quan niệm truyền thống, “lục thư” là 6 cách tạo ra văn tự Trung Quốc gồm: tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú, giả tá. Về tên gọi và thứ tự của 6 cách có khác nhau.
          - Theo Trịnh Huyền (郑玄) khi chú Chu lễ - Địa quan – Bảo thị 周礼 - 地官 - 保氏 đã dẫn lời của Trịnh Chúng, cho “lục thư” gồm: tượng hình 象形, hội ý 会意, chuyển chú 转注, xử sự 处事 (tức chỉ sự 指事), giả tá 假借, hài thanh 谐声 (tức hình thanh 形声).
          - Theo Ban Cố 班固 trong Hán thư – Nghệ văn chí 汉书 - 艺文志, “lục thư gồm”: tượng hình 象形, tượng sự 象事, tượng ý 象意, tượng thanh 象声, chuyển chú 转注, giả tá 假借.
          - Theo Hứa Thận 许慎 trong Thuyết văn giải tự 说文解字, “lục thư” gồm: chỉ sự 指事, tượng hình 象形, hình thanh 形声, hội ý 会意, chuyển chú 转注, giả tá 假借.
          Nguồn http://baike.baidu.com/view/633.htm
Hiện nay đa số các tài liệu đều dùng tên gọi “lục thư” theo Hứa Thận, còn về thứ tự của “lục thư” thì theo Ban Cố, như:
- Hán văn của Trần Trọng San
- Giáo trình Hán Nôm dành cho du lịch của Phạm Văn Khoái
- Trung Quốc văn tự học sử 中國文字學史của Hồ Phác An 胡樸安

                                                                              Huỳnh Chương Hưng
                                                               Quy Nhơn ngày 22 tháng 6 năm 2012

Dịch từ nguyên tác Trung văn
HÁN TỰ NHƯ HÀ TẠO TỰ
汉字如何造字
Trong quyển
VĂN NGÔN VĂN TOÀN GIẢI
文言文全解
(Sơ trung bản)
Chủ biên: Thẩm Diễm Xuân (沈艳春),
            Đô Hưng Đông (都兴冬),
            Hà Thục Quyên (何淑娟)
Trường Xuân: Cát Lâm đại học xuất bản xã, 2003.
Previous Post Next Post