Nghiên cứu: Nói về hai chữ "tường" và "bích"

NÓI VỀ HAI CHỮ “TƯỜNG” VÀ “BÍCH”

          Nhân dịch bài Món “Phật khiêu tường”, tôi chợt nghĩ đến hai chữ “tường” () và “bích” (). Hai chữ này thời cổ về ý nghĩa có chỗ khác nhau.

1- TƯỜNG (): một dạng viết khác là .
          Thuyết văn giải tự  trang 111 ghi rằng:
Viên tế dã. Tùng sắc, tường thanh
垣蔽也. 从嗇, 爿声
          (Là tường dùng để ngăn che lại. Thuộc chữ hình thanh, là ý phù, là thanh phù)

           Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, bộ “tường” , 13 nét:
Tường (tường xây bằng gạch đá)

          Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, mục chữ :
Bức tường xây bằng gạch ở quanh nhà

          Từ điển Hán Việt và văn ngôn dẫn chứng của Nguyễn Tôn Nhan, trang 851:
          (1)- Xây gạch làm thành tường ngăn cách, bức tường. Kinh Thi (Trịnh phong, Tương trọng tử): “Chớ vượt qua bức tường nhà em” (Vô du ngã tường 無踰我牆).
          (2)- Vách trong nhà, tức nội bộ trong nhà. Luận ngữ: “Mà ở ngay trong nội bộ gia tộc vậy” (Nhi tại tiêu tường chi nội dã 而在蕭牆之內也)
          (3)- Cái ngăn trong hộp đựng đồ trang sức.

          Theo những ghi chép trên, có thể hiểu “tường” phần nhiều thường dùng để chỉ  phần được xây bằng gạch đá hoặc vữa  vây quanh khuông viên nhà hoặc sân vườn. Loại hình này thường thấy trong các công trình kiến trúc cổ. Trong thơ văn Trung Quốc có đề cập đến chữ “tường” này:
Mộ đầu Thạch Hào thôn
Hữu lại dạ tróc nhân
Lão ông du tường tẩu
Lão phụ xuất môn khan
暮投石壕村
有吏夜捉人
老翁踰
老婦出門看
Buổi chiều ghé đến thôn Thạch Hào
Thấy có bọn lại đi bắt người
Ông lão nhảy qua tường chạy trốn
Bà lão ra cửa xem
(Đỗ Phủ - Thạch Hào lại 杜甫 - 石壕吏)

          Bất đãi phụ mẫu chi mệnh, môi chước chi ngôn, toản huyệt khích tương khuy, du tường tương tùng, tắc phụ mẫu quốc nhân giai tiện chi.
          不待父母之命, 媒妁之言, 鑽穴隙相窺, 相從, 則父母國人皆賤之.
          (Không đợi mệnh lệnh của cha mẹ và lời giới thiệu của người làm mai mà tự ý đục vách để nhìn nhau, vượt qua tường để đến với nhau thì cha mẹ và người
trong nước đều coi khinh.)
                                                     (Mạnh Tử - Đằng Văn Công 孟子 - 滕文公)

Xuân sắc mãn viên quan bất trú
Nhất chi hồng hạnh xuất tường lai
春色滿園關不住
一枝紅杏出
Khắp cả vườn sắc xuân tràn ngập không ngăn lại được
Nên đã có một cành hạnh đỏ vượt ra khỏi tường.
(Diệp Thiệu Ông – Du viên bất trị 葉紹翁 - 遊園不值)

Dương liễu bất già xuân sắc đoạn
Nhất chi hồng hạnh xuất tường đầu
楊柳不遮春色斷
一枝紅杏出
Dương liễu không ngăn được sắc xuân
Có một cành hạnh đỏ vượt ra ngoài đầu tường
(Lục Du – Mã thượng tác 陸游 - 馬上作)

2- BÍCH ()
          Thuyết văn giải tự  trang 287 ghi rằng:
Viên dã, tùng thổ bích thanh
垣也, 從土辟聲
(Là tường, thuộc chữ hình thanh, là ý phù, là thanh phù)

          Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, bộ “thổ” , 13 nét
          - Bức vách
          - Sườn núi dốc
          - Sao bích
          - Luỹ đắp trong trại quân

          Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, mục chữ :
          - Bức tường
          - Bức thành xây quanh quân dinh.

          Từ điển Hán Việt và văn ngôn dẫn chứng của Nguyễn Tôn Nhan, trang 273:
          (1)- Bức vách
          (2)- Doanh trại quân đội
          (3)- Vách núi cheo leo
          (4)- Một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
          (5)- Chỉ có một bên. “Hắn ở bên kia, mi ở bên này” (Tha tại na bích, nễ tại giá bích 他在那壁, 你在這壁)
          (6)- Họ người

          Bích ở đây thường dùng để chỉ vách của nhà. “Vách” là âm Hán Việt Việt hoá của chữ “bích” (). Thành ngữ Trung Quốc có câu:
          Gia đồ tứ bích (家徒四壁): nhà chỉ có 4 vách, ý nói bần cùng.
          Diện bích cửu niên (面壁九年): quay mặt vào vách 9 năm. Ý nói có được công phu thâm hậu. Tương truyền Tổ sư Thiền tông của Trung Quốc là Bồ Đề Đạt Ma khi ở chùa Thiếu Lâm đã quay mặt vào vách tĩnh tu 9 năm.
          Trong bài Vân môn các (雲門閣) của Tôn Địch (孫逖) có câu:
Hoạ bích dư hồng nhạn
Sa song túc Đẩu Ngưu
餘鴻雁
紗窗宿斗牛
Trên vách vẽ có đầy chim hồng chim nhạn
Nơi cửa sổ lụa có sao Đẩu sao Ngưu
          Và trong Từ điển Trung Việt, mục chữ “bì” (bích) có các từ sau:
          壁报 bì bào (bích báo): báo tường; bích báo
          壁橱 bì chú (bích trù): tủ xây vào trong tường
          壁灯 bì deng (bích đăng): đèn tường
        壁画 bì hua (bích hoạ): bích hoạ; tranh vẽ trên tường

          Hiện nay trong tiếng Việt, “tường” và “vách” được dùng để chỉ vách tường, có nơi gọi tường, có nơi gọi vách. Ngoài ra “vách” còn để chỉ tấm ngăn làm bằng vật liệu đơn giản. Như trong Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ, trang 1081 và 1095 ghi rằng:
          Tường 1 d. Bộ phận xây bằng gạch đá, vữa để chống đõ sàn gác và mái, hoặc để ngăn cách.
         Vách d 1. Bức làm bằng vật liệu nhẹ như tre, gỗ v.v…, để che chắn hoặc ngăn cách trong nhà. Trát vách. Vách gỗ. Nhà tranh vách đất.
          2. Bề mặt dựng đứng bằng đất, đá,v. v …, thường có tác dụng che chắn, ngăn cách. Vách núi. Vách hầm. Vách giếng.
          Trong tiếng Trung hiện nay cũng có hiện tượng như thế, với báo tường có thể dùng “bích báo” (壁报) mà cũng có thể dùng “tường báo” (墙报), Hoặc như:
Tường thượng quải trước nhất trương thế giới địa đồ
上挂著一张世界地图
(Trên tường treo một tấm bản đồ thế giới)
(Văn phạm Hán ngữ hiện đại, trang 301
Thực hành ngữ pháp tiếng Hán hiện đại, trang 473)

Cách bích trú trước nhất vị đại phu
住著一位大夫
(Cách vách có một vị bác sĩ)
(Thực hành ngữ pháp tiếng Hán hiện đại, trang 472)
          Với câu trên thì dùng “tường”, câu dưới lại dùng “bích”.

          Hán triều đích Khuông Hành, nhân gia bần một tiền mãi đăng du, bả tự kỉ gia đích tường bích oạt khai nhất cá tiểu động, mỗi vãn tá trước lân cư đích đăng quang lai độc thư.
          汉朝的匡衡, 因家贫没钱买灯油, 把自己家的墙壁挖开一个小洞, 每晚借著邻居的灯光来读书.
          (Khuông Hành thời Hán, do bởi nhà nghèo không có tiền mua dầu thắp đèn nên đã khoét một lỗ nhỏ ở tường nhà mình, mỗi khi đêm xuống nhờ ánh đèn của hàng xóm mà đọc sách)
                                       (Văn ngôn văn toàn giải, sơ trung bản, trang 737)
          Ở đây lại dùng cả 2 chữ.
          Điểm qua vài nét trên để thấy rằng, trong Hán văn cổ một chữ thường có nhiều nghĩa và đa phần ý nghĩa của chúng thường khu biệt rõ trong văn cảnh. Đây là điều mà chúng ta cần chú ý khi đọc một tác phẩm văn học cổ.

                                                                                   Huỳnh Chương Hưng
                                                                       Quy Nhơn ngày 14 tháng 5 năm 2012


TÀI LIỆU THAM KHẢO


TỪ ĐIỂN
1-HỨA THẬN (Hán): Thuyết văn giải tự, Trung Hoa thư cục xuất bản. (bản chữ Hán), 1996
2- LÍ ÂN GIANG, GIẢ NGỌC DÂN: Thuyết văn giải tự  (Văn bạch đối chiếu), NXB Khách Thập Duy Ngô Nhĩ, 2002
3-NGUYỄN TÔN NHAN: Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, HCM, 2002
4-THIỀU CHỬU: Hán Việt tự điển, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, HCM, 1993
5-Từ điển Trung – Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992
6- Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2002.

SÁCH
1- NGUYỄN HỮU TRÍ: Thực hành ngữ pháp tiếng Hán Hiện đại, NXB Đà Nẵng, 1997.
2- NGUYỄN VĂN ÁI, TRẦN XUÂN NGỌC LAN: Văn phạm Hán ngữ hiện đại, NXB Trẻ, 1997.
3- THẨM DIỄM XUÂN (沈艳春), ĐÔ HƯNG ĐÔNG (都兴东), HÀ THỤC QUYÊN (何淑娟): Văn ngôn văn toàn giải, sơ trung bản. (bản Trung văn). Trường Xuân. Cát Lâm đại học xuất bản xã, 2003.


Previous Post Next Post