Dịch thuật: Quân lễ

QUÂN LỄ (1)

          Việc tổ chức và quản lí quân đội không thể xa rời nguyên tắc của lễ. Ví dụ như quy mô quân đội, thiên tử là 6 quân, căn cứ theo lễ sẽ có những nguyên tắc khác nhau, quân đội của chư hầu không được vượt quá 6 quân mà phải tương xứng với thực lực của đất nước, nước lớn có 3 quân, nước nhỏ 2 quân, nhỏ hơn nữa thì 1 quân. Quân lực lúc bấy giờ luôn lấy chiến xa để định lượng nhiều ít, cho nên nói thiên tử có vạn thặng, chư hầu thiên thặng, đại phu bách thặng. Quân đội cần phải dựa theo nguyên tắc của lễ, nghiêm túc huấn luyện, nghiêm túc quản lí. Trong Lễ kí – Khúc lễ (礼记 - 曲礼) ghi rằng:
Ban triều trị quân, lị quan hành pháp, phi lễ uy nghiêm bất hành.
班朝治军, 莅官行法, 非礼威严不行
          (Vào chầu, trị lí quân đội, nhậm chức quan, thực hành pháp lệnh, những việc ấy mà không có lễ thì không thể hiện được uy nghiêm)
          Thời cổ, bộ Tư Mã pháp (司马法) có ghi chép lại quân lễ lúc bấy giờ, đáng tiếc là đã thất truyền, các nhà nghiên cứu chỉ có thể theo những ghi chép trong Chu lễ (周礼) để tìm hiểu diện mạo của quân lễ. Quân lễ trong Chu lễ - Xuân quan – Đại tông bá (周礼 - 春官 - 大宗伯) bao gồm 5 lễ: Đại sư (大师), Đại quân (大圴), Đại điền (大田), Đại dịch (大役), Đại phong (大封)
          1- Đại sư (大师):
          Đại sư là chỉ lễ nghi thiên tử đích thân xuất chinh. Thiên tử ngự giá thân chinh, uy nghi lẫm liệt là để điều động quốc dân nhiệt tình vì chính nghĩa mà chiến đấu, cho nên trong Chu lễ có nói:
Đại sư chi lễ, dụng chúng dã (2)
大师之礼, 用众也
(Đại sư là dùng đến dân chúng)
          Trịnh Huyền (郑玄) đã chú rằng:
Dụng kì nghĩa dũng dã
用其义勇也
(Dùng nghĩa dũng của dân)
          2- Đại quân (大均):
          Theo Chu lễ - Địa quan – Tiểu tư đồ (周礼 - 地官 - 小司徒), chế độ kiến lập quân đội thời cổ là:
          5 người là 1 ngũ ()
          5 ngũ (25 người) là 1 lưõng ()
          4 lưỡng (100 người) là 1 tốt ()
          5 tốt (500 người) là 1 lữ ()
          5 lữ (2500 người) là 1 sư ()
          5 sư (12500 người) là 1 quân ()
          Nhà nước căn cứ vào quy chế kiến lập này mà “dĩ khởi quân lữ” (以起军旅)
(tức trưng binh), đồng thời “dĩ lệnh cống phú” (以令贡赋) (chia sẻ thuế khoá), cũng chính là nói trưng binh cần phải chuẩn bị xe ngựa, khôi giáp. Cách làm này thích ứng với tình hình xã hội binh nông hợp nhất lúc bấy giờ, xuất là binh, nhập là nông. Mục đích của Đại quân là ở chỗ chia đều thuế khoá, để dân gánh vác như nhau. Từ Đường Tống trở về sau, theo sự biến hoá của xã hội, trong quân lễ không còn nghi lễ này.
          3- Đại điền (大田)
          Thời cổ, chư hầu phải đích thân tham gia hoạt động săn bắn bốn mùa, lần lượt là Xuân sưu (春蒐), Hạ miêu (夏苗), Thu mi (秋猕) Đông thú (冬狩), cho nên gọi là Đại điền. Mục đích chủ yếu của việc săn bắn là kiểm duyệt số lượng binh sĩ, chiến xa, cùng năng lực tác chiến, đồng thời huấn luyện cách hiệp đồng phối hợp cho những trận chiến trong tương lai.
          4- Đại dịch (大役):
          Đại dịch là sai phái dân chúng trong việc cất cung thất, đắp đê điều. Nghi lễ Đại dịch yêu cầu phải căn cứ vào sức dân mạnh yếu để phân công nhiệm vụ, đây cũng là tư tưởng “vị lực bất đồng khoa” (为力不同科) mà Khổng Tử đã nói (3).
          5- Đại phong (大封):
          Thời cổ, chư hầu xâm phạm lẫn nhau, tranh đoạt lãnh thổ của đối phương, khiến dân chúng tha phương lưu lạc. Sau khi xâm đoạt, cần phải xác nhận cương giới vốn có, tụ tập dân cư đã lưu lạc. Cương giới thời cổ đều được phân phong và trồng cây trên đó, cho nên gọi là Đại phong.
          Thiên tử thân chinh là một sự kiện trọng đại. Trong Lễ kí – Vương chế (礼记 - 王制) có nói, trước khi xuât chinh phải tiến hành các loại nghi lễ như: “Loại hồ Thượng đế” (类乎上帝), “Nghi hồ Xã” (宜乎社), “Tạo hồ Nỉ” (造乎祢), “Mạ vu sở chinh chi địa” (杩于所征之地) “thụ mệnh vu tổ” (受命于祖), “thụ thành vu học” (受成于学) (4). “Loại” (), “Nghi” (), “Tạo” (), “Mạ” () đều là tên gọi của những lễ tế. Tế Thượng đế, tế Xã, tế Nỉ (ở miếu phụ thân) và tế nơi chinh phạt là để cầu mong thần linh các phương bảo hộ, giúp thắng lợi. Thụ mệnh vu tổ là để cáo miếu, đồng thời mang theo Thần chủ xuất chinh; thụ thành vu học là để quyết định kế mưu tác chiến.
          Ngoài ra, xe ngựa, cờ xí, binh khí, quân dung, doanh trận, hàng ngũ, kiểm tra xem xét cho tới đi đứng, tới lui, không gì là không dựa theo nghi lễ để tiến hành. Việc huấn luyện thường ngày của quân đội bao gồm hiệu duyệt (校阅) (5), xa chiến (车战), chu sư (舟师), mã chính (马政) v.v… đều có những quy định nghi lễ nghiêm nhặt. Sau khi chiến thắng  cũng có những nghi tiết như: khải toàn (凯旋), cáo miếu (告庙), hiến phu (献俘), hiến tiệp (献捷), thụ hàng (受降), ẩm chí (饮至) .


CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- QUÂN LỄ (军礼): quân lễ là một trong 5 thời cổ gồm: cát lễ (吉礼), gia lễ (嘉礼), quân lễ(军礼), tân lễ (宾礼), hung lễ (凶礼). Quân lễ chỉ chế độ lễ nghi có quan hệ mật thiết với hoạt động quân sự.
(2)- Câu này trong Chu lễ - Xuân quan – Đại tông bá (周礼 - 春官 - 大宗伯)
(3)- Thiên Bát dật (八佾) trong Luận ngữ (论语) ghi rằng:
Tử viết: ‘Xạ bất chủ bì, vị lực bất đồng khoa, cổ chi đạo dã.’
子曰: ‘射不主皮, 为力不同科, 古之道也.’
          (Thi bắn tên không phải ở chỗ bắn xuyên qua đích làm bằng tấm da, vì sức của mỗi người không như nhau. Xưa nay đều như vậy)
(4)- Thiên Vương chế (王制) trong Lễ kí (礼记) ghi rằng:
          Thiên tử tương xuất chinh, Loại hồ Thượng đế, Nghi hồ Xã, Tạo hồ Nỉ, Mạ ư sở chinh chi địa, thụ mệnh ư tổ, thụ thành ư học.
天子将出征, 类乎上帝, 宜乎社, 造乎祢, 禡於所征之地, 受命於祖, 受成於学
          ( Thiên tử trước khi xuất chinh, trước tiên phải làm lễ tế Thượng đế, tế thần Xã, tế tông miếu, tế thần nơi tiến hành chiến tranh, đến tông miếu tế cáo thông qua chiêm bốc để có được lời chỉ dạy của tổ tiên, lại đến Đại học để bàn định kế hoạch tác chiến)
          Theo Lễ kí dịch giải (礼记译解), Vương Văn Cẩm (王文锦) dịch giải, tập thượng, trang 168. Trung Hoa thư cục, 2007 (bản chữ Hán)
          Với chữ “Mạ” ở câu “Mạ vu (ư) sở chinh chi địa”, trong nguyên tác viết với bộ “mộc” (), theo Lễ kí dịch giải là bộ “kì” ()
(5)- HIỆU DUYỆT (校阅): tức kiểm tra, xem xét.
CHU SƯ (舟师): tức thuỷ quân
MÃ CHÍNH (马政) cũng được viết là 马正: chế độ quản lí, nuôi dưỡng và huấn luyện ngựa
HIẾN PHU (献俘): đem tù binh bắt được trong trận chiến dâng lên tông miếu để hiển thị chiến công.
HIẾN TIỆP (献捷): sau khi thắng trận trở về, dâng chiến lợi phẩm lên tông miếu
ẨM CHÍ (饮至): thời cổ, chư hầu sau khi hoàn tất triều hội hoặc minh thệ sẽ tế cáo tông miếu đồng thời uống rượu để chúc mừng. Đời sau, “ẩm chí” là để chỉ xuất chinh thắng trận trở về đến tông miếu để tế cáo đồng thời yến ẩm để mừng công.


                                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                             Quy Nhơn ngày 3 tháng 5 năm 2012


Dịch từ nguyên tác Trung văn
QUÂN LỄ
军礼
Trong quyển
TRUNG QUỐC DÂN TỤC VĂN HOÁ
LỄ NGHI
中国民俗文化
礼仪
Chủ biên: Chu Ưng (朱鹰)
Trung Quốc xã hội xuất bản xã, năm 2005

           
           
          
Previous Post Next Post