BẤT CHỢT
Bắt gặp cái nhìn ngơ ngác
Xôn xao chớp giật trong lòng
Nhớ ai bâng khuâng góc phố
Ngập ngừng đi những bước chân
Lộc nõn trổ chồi xanh biếc
Trời nghiêng một vạt nắng trong
Và sợi khói nào lưu luyến
Vườn thơm một sắc xuân hồng
(Pleiku, 2008)
Bắt gặp cái nhìn ngơ ngác
Xôn xao chớp giật trong lòng
Nhớ ai bâng khuâng góc phố
Ngập ngừng đi những bước chân
Lộc nõn trổ chồi xanh biếc
Trời nghiêng một vạt nắng trong
Và sợi khói nào lưu luyến
Vườn thơm một sắc xuân hồng
(Pleiku, 2008)
Khi nghĩ về thầy giáo Huỳnh Chương Hưng chắc hẳn mỗi chúng ta đều nghĩ đến đến hình ảnh một thầy giáo mẫu mực, uyên bác, nghiêm khắc, chỉnh chu nhiều lúc đến tỉ mỉ mang dáng dấp của một nhà sư phạm điển hình, một nho sĩ thời hiện đại. Nhưng rồi có một lúc Bất Chợt ta nhận ra thầy giáo yêu quý của chúng ta cũng nhạy cảm và đa tình lắm:
Bắt gặp cái nhìn ngơ ngác
Xôn xao chớp giật trong lòng
Xôn xao chớp giật trong lòng
Cái “bắt gặp” định mệnh ấy như một tia chớp loé lên trong tâm hồn thầy, khi tình cờ đôi mắt có cái “nhìn ngơ ngác” lướt qua, khiến nhân vật trữ tình của chúng ta phải “xôn xao” bồi hồi để rồi từ đó mãi khắc ghi trong lòng mình cái phút giây thăng hoa bừng sáng của cảm xúc về một kí ức không phai. Tôi đồ rằng cái nhân vật có “cái nhìn ngơ ngác” ấy khiến thầy giáo của chúng ta phải “xôn xao” phải là một trang giai nhân tuyệt sắc ( cỡ như cô Hạnh hì! ) vì tôi biết tiêu chuẩn thẩm mĩ của thầy tôi cao lắm. Và để rồi từ đó thầy tôi tương tư như chàng Trương Chi thủa nào:
Nhớ ai bâng khuâng góc phố
Ngập ngừng đi những bước chân
Ngập ngừng đi những bước chân
Vâng! Cái nỗi nhớ âm thầm mà da diết cứ bám lấy, để rồi trên đường thầy qua…mà “bâng khuâng từng góc phố”. Cái cảm giác “bâng khuâng” khó diễn đạt thành lời ấy… thơ lắm!... tình lắm. Nó như một bản ballat không lời được ngân lên bằng những xúc cảm trong veo của một trái tim run rẩy đang yêu. Trên cái dòng tuôn chảy của nỗi nhớ ấy mạch thơ như bị chùn lại bởi hai từ “ngập ngừng”. Cái tâm trạng ấy làm tôi nhớ đến những câu thơ trong bài Thơ Duyên của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu:“ Em bước điềm nhiên không vướng chân/ Anh đi lững thững chẳng theo gần/ Vô tâm như giữa hai bài thơ dịu/ Anh với em như một cặp vần”.
Và rồi bước chân đa tình của người lữ khách ấy lại rảo bước trên những con đường ngoằn ngèo của phố núi Pleiku. Cũng vẫn nhưng con đường bình thường ấy nhưng dường như trong tâm trạng của một người đang yêu đã có nhưng chuyển biến diệu kì. Không còn cái cảm giác “bâng khuâng”, “ngập ngừng” nữa mà tất cả cảnh vật như bừng sáng lên, tràn đầy sức sống với những sắc màu “xanh biếc”, “trong veo”. Những câu thơ làm tôi liên tưởng đến tứ thơ trong bài thơ Áo Đỏ của nhà thơ Vũ Quần Phương: “Áo đỏ em đi giữa phố đông/ Cây xanh như cũng ánh lên hồng/ Em đi thắp lửa trong bao mắt/ Anh đứng thành tro em biết không?”. Không có cái mạnh bạo như tứ thơ chuyên nghiệp của nhà thơ Vũ Quần Phương vì xét cho cùng nhà thơ của chúng ta là một thầy giáo (một thầy giáo dậy Hán Nôm) tinh tế nhưng thích những cảm xúc dịu nhẹ:
Và sợi khói nào lưu luyến
Vườn thơm một sắc xuân hồng
Vườn thơm một sắc xuân hồng
Cái tâm trạng “Ngơ ngác”, “xôn xao”, “bâng khuâng”…là vậy nhưng cuối cùng cũng chỉ là “ sợi khói” dù rằng rất “ lưu luyến” . Con người lí trí đã chế ngự con người của cảm xúc ( thật đúng như phong cách sống của thầy ) nhưng dẫu sao cái phút giây Bất Chợt ấy cũng để lại trong tâm hồn người thầy giáo đáng kính của chúng ta “một sắc xuân hồng” thoảng thơm trong kỉ niệm.
Lại Đức Trung
Lại Đức Trung - Lớp Tổng hợp Văn k28 – Trường ĐH Quy Nhơn
Lại Đức Trung - Lớp Tổng hợp Văn k28 – Trường ĐH Quy Nhơn