擔柴負米難忘屢念曾參和子路
懷橘求魚老記頻思陸績與王祥
Đảm
sài phụ mễ nan vong, lũ niệm Tăng Sâm hoà Tử Lộ
Hoài
quất cầu ngư lão kí, tần tư Lục Tích dữ Vương Tường
(Chuyện
gánh củi, đội gạo khó quên, thường nghĩ đến Tăng Sâm và Tử Lộ
Chuyện giấu quýt, cầu cá mãi khắc ghi, luôn nhớ đến Lục Tích với Vương Tường)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 07/12/2022
Tăng Sâm 曾參 (năm
505 – năm 432? / 435? trước công nguyên): cũng được gọi là Tăng Tử 曾子, người Vũ Thành 武城 nước Lỗ (nay là huyện Phí 費 Sơn Đông 山東), học trò của Khổng Tử 孔子. Tăng Sâm thờ mẹ rất có hiếu.
Truyền thuyết kể rằng, ngày nọ Tăng Sâm vào núi đốn củi, ở nhà có khách đến, mẫu
thân trông con mau về bèn cắn ngón tay của mình. Lúc bấy giờ Tăng Sâm đột nhiên
thấy nhói ở tim, biết là mẹ đang gọi, liền vội gánh củi về nhà. Về đến nhà
khách vẫn chưa đi, Tăng Sâm giúp mẹ chiêu đãi khách. Có lời thơ rằng:
Mẫu chỉ tài phương
nghiết
Nhi tâm thống bất
câm
Phụ tân quy vị vãn
Cốt nhục chí tình
thâm
母指才方齧
兒心痛不禁
負薪歸未晚
骨肉至情深
(
Tim con đã nhói đau
Củi gánh về chưa muộn
Cốt nhục tình đậm sâu)
Thành
ngữ “Nghiết chỉ thống tâm” 齧指痛心 (cắn ngón tay mong con về) ý nói tình cốt nhục sâu đậm.
Tử Lộ 子路 (năm
542 – năm 480 trước công nguyên): Tức Trọng Do 仲由, người Biện Châu 卞州 thời Xuân Thu, học trò của Khổng
Tử, lúc nhỏ nhà rất nghèo, nhưng ông thờ cha mẹ hết lòng hiếu thuận.
Trong
Khổng Tử gia ngữ - Trí tư 孔子家語 - 致思 có chép:
Tử
Lộ bái kiến Khổng Tử, nói rằng:
"Vác
nặng mà đường xa, không chọn nơi để nghỉ; nhà nghèo cha mẹ lại tuổi cao, không
chọn nơi bỗng lộc nhiều để làm quan. Trước đây, khi Do này thờ cha mẹ, thường ăn rau lê rau hoắc, đến nơi xa cả trăm dặm đội gạo về nuôi cha mẹ. Sau khi
cha mẹ qua đời, Do này đến nước Sở ở phía nam, khi ra ngoài ngựa xe tuỳ tùng có
đến cả trăm chiếc, lương thực chứa cả vạn chung, đệm kê ngồi rất dày, lúc ăn
bày ra đỉnh vạc. Bây giờ có muốn được ăn cơm gạo thô, đội gạo về nuôi cha mẹ
thì không được nữa rồi. Cá khô treo trên dây, không bị sâu mọt được bao lâu. Thọ mệnh của cha mẹ, thoáng chốc đã như bóng câu qua cửa sổ."
Thành
ngữ “Tử lộ phụ mễ” 子路負米 (Tử Lộ đội gạo) “phụ mễ dưỡng thân” 負米養親 (đội gạo nuôi cha mẹ) chỉ việc
phụng dưỡng cha mẹ.
Lục Tích 陸績 (188 – 219): tự Công Kỉ 公紀, người huyện Ngô nước Ngô thời
Tam Quốc. Năm Lục Tích lên 6 tuổi, theo cha đến Cửu Giang 九江yết kiến Viên Thuật 袁术. Viên Thuật đãi quýt, Lục Tích
lặng lẽ lấy hai trái giấu trong tay áo. Lúc từ biệt ra về, quýt rơi xuống đất,
Viên Thuật cười bảo rằng: “Lục lang đến nhà ta làm khách, lúc về sao còn giấu
quýt của chủ nhân?” Lục Tích quỳ xuống đáp rằng: “Nhân vì mẹ ở nhà thích quýt,
cho nên con lấy hai trái đem về cho mẹ ăn.” Viên Thuật nghe qua, thấy Lục Tích
còn nhỏ mà đã biết hiếu thuận với mẹ, ông vô cùng kinh ngạc và cảm động. Có lời
thơ rằng:
Hiếu đễ giai thiên
tính
Nhân gian lục tuế
nhi
Tụ trung hoài lục
quất
Di mẫu báo nhũ bô
孝悌皆天性
人间六岁儿
袖中怀绿桔
遗母报乳哺
(Hiếu đễ là thiên tính
Trẻ thơ sáu tuổi đầu
Giấu quýt trong tay áo
Tặng mẹ báo ơn sâu)
Thành ngữ
“Hoài quất di thân 懷橘遺親 (giấu quýt để dành cho mẹ) dùng để ví lòng hiếu thuận của
con cái đối với cha mẹ.
Vương
Tường 王祥 (184
– 268): Tự Hưu Trưng 休徵, người Lang Da 琅玡thời Tấn. Ông rất hiếu thuận với cha mẹ. Lúc nhỏ thân mẫu mất
sớm, kế mẫu
Kế mẫu nhân gian hữu
Vương Tường thiên
hạ vô
Chí kim hà thuỷ
thượng
Nhất phiến ngoạ
băng mô
继母人间有
王祥天下无
至今河水上
一片卧冰模
(Kế mẫu nhân gian có
Vương Tường thiên hạ không
Đến nay, trên sông nọ
Dấu vết hãy còn nồng)
Thành
ngữ “Ngoạ băng cầu lí” 卧冰求鲤 (nắm trên băng cầu cá chép) cũng dùng để ví lòng hiếu thuận
của con cái đối với cha mẹ.