HỈ THƯỚC SÙNG BÁI
HỈ THƯỚC ĐĂNG MAI
Chim Hỉ
thước 喜鹊 từ
xưa đã có vinh dự là loại chim mang điềm tốt lành. Người xưa cho rằng thước
linh có thể báo hỉ, cho nên gọi là “Hỉ thước”. Trong dân gian đa phần lấy chim
Hỉ thước để ví với những việc vui mừng, trong tập tục truyền thống Trung Quốc,
chim Hỉ thước được cho là một loại chim cát tường báo hỉ. Trong đồ án cát tường
truyền thống của Trung Quốc, lấy chim Hỉ thước làm đề tài có rất nhiều loại.
Lưu truyền rộng rãi nhất là “Hỉ thước đăng mai báo hỉ đồ” 喜鹊登梅报喜图, đồ án vẽ nơi đầu cành mai đậu hai con chim Hỉ thước.
Hai chim Hỉ thước mang ý nghĩa là “song hỉ” 双喜.
Chữ “mai” 梅 (hoa
mai) và chữ “mi” 眉 (chân
mày) hài âm, hoa mai nở trước trăm loài hoa, là hoa báo xuân. Cho nên mượn hình
ảnh Hỉ thước đậu trên cành mai, tức đem hoa mai và hỉ sự gắn liền với nhau, ý
nói người gặp hỉ sự, tinh thần phấn chấn, ngụ ý “Hỉ thướng mi sao” 喜上眉梢 “Song
hỉ lâm môn” 双喜临门, cho nên tranh này gọi là “Hỉ thước náo mai” 喜鹊闹梅, “Hỉ tại mi gian” 喜 在眉间 và “Hỉ tại kì trung” 喜在其中 ...
Về
tranh cát tường “Hỉ thước đăng mai” 喜鹊登梅, trong dân gian
còn có một truyền thuyết rất cảm động. Theo truyền thuyết, chim Hỉ thước là
tiên điểu ở thiên cung, gọi là “Thước” 鹊.
Hằng năm vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch, Ngưu Lang 牛郎 và Chức Nữ 织女 qua
sông ngân hà gặp nhau, chính là nhờ chim Thước bắc cầu. Vào ngày mùng 7 tháng 7
một năm nọ, Ngưu Lang nói với Chức Nữ rằng:
- Ngọc Đế phái Kim ngưu tinh xuống phàm, rải một
số hạt cỏ chốn nhân gian, trên mặt đất đã có một thảm cỏ xanh mướt, chỉ có điều
là còn thiếu cây và hoa, nhân gian vẫn chưa đẹp.
Những lời
của Ngưu Lang, chim Thước nghe được.
Chim
Thước bay về thiên cung tìm cách báo lại với Vương Mẫu Nương Nương. Vương Mẫu
Nương Nương muốn lưu lại mĩ danh chốn nhân gian, nhưng bà ta tiếc loài hoa mai nở
vào mùa đông, bèn dặn Bách hoa tiên tử rằng:
- Rắc hết trăm hoa, chỉ giữ hoa mai lại.
Từ đó,
chốn nhân gian từ mùa xuân đến mùa thu trăm hoa nở rộ, chỉ riêng mùa đông không
có hoa. Mùa đông năm sau, lũ chim Thước đến nhân gian, nhìn thấy vẫn hoang
lương. Lũ chim thước đôi ba lần cầu xin Vương Mẫu Nương Nương, Vương Mẫu Nương
Nương không đáp ứng. Lũ chim Thước bèn lén lấy một chồi của cây hoa mai, sai một
con chim Thước ngậm bay xuống nhân gian. Từ đó trên mặt đất có hoa mai. Vương Mẫu
Nương Nương sau khi biết được vô cùng giận, sai người bắt con chim Thước mà đã
đem hoa mai xuống nhân gian trói hai chân lại để trừng phạt. Cũng nhờ đó mà chim
Thước luyện thành bản lĩnh nhảy, Vương Mẫu Nương Nương vẫn chưa yên tâm, sợ
chim bay mất, lại nhốt chim vào trong lồng. Sự việc đó đã bị con chim ba chân
(tam túc điểu 三足鸟) chuyên quản loài chim chốn thiên cung biết được, nó
rất đồng tình liền mạo hiểm cứu chim Thước.
Chim
Thước đó bay xuống nhân gian lúc hoa mai đang nở rộ, nó đậu trên cành mai vui mừng
nhảy, còn liên tiếp kêu không ngừng. Cây mai mà chim Thước đậu mọc trong vườn của
một nhà giàu có. Vừa lúc cô tiểu thư nhà này chuẩn bị xuất giá, bỗng có tiếng
kêu của chim Thước vang đến, cô dâu chưa từng nghe qua, liền đến bên cửa sổ
nhìn. Cô ta nhìn thấy nơi đầu cành hoa mai có một loài chim mà trước giờ chưa
thấy, bèn thuận tay lấy kéo và giấy đỏ, theo hình dạng của chim và hoa mai cắt
thành bức song hoa. Cắt vừa xong thì kiệu hoa cũng vừa đến. Cô dâu tay cầm song
hoa, tự hỏi:
- Đây là chim gì?
A hoàn nghe
được đáp rằng:
- Hôm nay cô gặp đại hỉ, gọi nó là “Hỉ thước”
đi.
Cô dâu lên kiệu, bức song hoa mà cô cắt cũng theo đồ cưới được gánh đi. Nhà trai mở cửa hàng nhuộm, gia chủ nhìn thấy bức “Hỉ thước đăng mai” của cô dâu cắt rất đẹp, liền theo đó thiết kế bức tranh lại thêm vào một con chim Hỉ thước nữa, ngụ ý thành đôi thành cặp, song hỉ lâm môn.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 26/01/2021
Nguồn
HỈ THƯỚC ĐĂNG MAI
喜鹊登梅
Trong quyển
ĐỒ THUYẾT HỈ VĂN HOÁ
图说喜文化
Tác giả: Ân Vĩ 殷伟,
Trình Kiến Cường 程建强
Bắc Kinh: Thanh Hoa đại học xuất bản xã, 2013