NHƯ THẾ NÀO LÀ TỈ DỤ
Khi viết
văn nếu vận dụng tỉ dụ một cách thích hợp có thể khiến cho sự vật được miêu tả
càng thêm sinh động, thêm hình tượng. Có một số học sinh không nhận biết chính
xác, cứ cho rằng trong câu chỉ cần có chữ
“tượng” 像 (giống), “hảo tượng” 好像
(giống như) thì đó là câu tỉ dụ, kì thực hoàn toàn không phải như thế.
Câu tỉ
dụ nhìn chung do 3 bộ phận tổ thành:
- Sự vật
được tỉ dụ, gọi là bản thể 本体.
- Sự vật
dùng để tỉ dụ, gọi là dụ thể 喻体.
- Từ tỉ
dụ
Hình thức
tỉ dụ có 3 dạng:
1- Minh dụ 明喻: hình thức là
“A 像 B” (A giống B).
A biểu thị sự vật được tỉ dụ,
B biểu thị sự vật dùng để tỉ dụ, 像 (tượng) là từ tỉ dụ.
Ngoài từ 像 ra, từ tỉ dụ thường dùng còn có 像 ..... 似的, 像 ..... 一样, 好像, 好比 v.v... Ví dụ:
Hồ thuỷ bình tĩnh đắc tượng nhất diện
kính tử tự đích.
湖水平静得像一面镜子似的
(Nước hồ phẳng lặng giống như một tấm kính)
2- Ám dụ 暗喻: hình thức là
“A 是 B” (A là B)
A chỉ sự
vật được tỉ dụ, B chỉ sự vật dùng để tỉ dụ, 是
(thị) là từ tỉ dụ. Ngoài từ 是 ra, từ tỉ dụ thường
dùng còn có 变成 (biến thành), 成了(thành
liễu - trở thành). Ví dụ:
Thư tịch thị nhân loại tiến bộ đích giai
thê.
书籍是人类进步的阶梯
(Sách vở là nấc thang tiến bộ của nhân loại)
3- Tá dụ 借喻: không có hình
thức cố định, trực tiếp đem A (sự vật được tỉ dụ) nói thành B (sự vật dùng để tỉ
dụ), nhìn chung không xuất hiện bản thể, cũng không dùng từ tỉ dụ. Ví dụ:
Mãn thiên lí trương trước hôi sắc đích mạn,
khán bất kiến thái dương.
满天里张著灰色的幔, 看不见太阳
(Cả bầu trời giăng đầy những tấm màn xám, nhìn không
thấy mặt trời)
Nhìn
chung, tỉ dụ là dùng những sự vật quen thuộc để ví những sự vật xa lạ, dùng những
đạo lí dễ hiểu để ví với những đạo lí cao sâu. Nếu vận dụng tốt, không những có
thể tiết giảm từ cú, mà còn có thể tăng cường sức thuyết phục và sự truyền cảm
của ngôn ngữ.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 23/7/2016
Nguồn
VĂN NGÔN VĂN TOÀN GIẢI
文言文全解
Chủ biên: Thẩm Diễm Xuân 沈艳春
Đô
Hưng Đông 都兴东
Hà
Thục Quyên 何淑娟
Cát Lâm Đại học xuất bản xã, 2003.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật