NHÀ TẦN TIÊU HUỶ BINH KHÍ
Sau khi
nhà Tần diệt 6 nước, một số lượng lớn binh khí của 6 nước thất tán trong dân
gian, thậm chí có người cố ý chôn giấu để chuẩn bị ngày sau dùng lại, điều đó
đã tạo nên mối lo triều Tần. Sự thực lịch sử này đã được chứng thực bởi những
tư liệu khảo cổ. Năm 1971, từ trong di chỉ thành quách của đô thành nước Hàn thời
kì Chiến quốc tại phụ cận huyện Trịnh tỉnh Hà Nam, viện bảo tàng tỉnh Hà Nam đã
khai quật được một hầm lớn chôn giấu binh khí. Trong hầm chủ yếu chôn giấu một
số lượng lớn binh khí cùng những mảnh binh khí tàn khuyết. Chỉ riêng loại qua,
mâu, kiếm bằng đồng có minh văn đã là 180 món. Từ minh văn có thể thấy, những
binh khí này đa phần xuất hiện vào cuối thời Chiến quốc, muộn nhất là vào năm Hàn
An Vương 韩王安 thứ 8 (năm 231 trước công nguyên). Kết hợp với những
ghi chép liên quan trong Sử kí – Hàn thế
gia 史记 - 韩世家, nước Hàn mất vào năm Hàn Vương An thứ 9 (năm 230 trước
công nguyên), có thể suy đoán, những binh khí này được chôn giấu sau khi nước
Hàn bại vong. Những binh khí được chôn giấu này đã tạo nên mối lo lớn cho sự an
toàn của chính quyền triều Tần mới kiến lập.
Để ngăn
chận thế lực cũ của 6 nước và sự đấu tranh phản Tần của nhân dân, khi vừa mới kết
thúc chiến tranh kiêm tính, Thuỷ Hoàng đã hạ lệnh cho các quận huyện thu gom
binh khí trong thiên hạ, tập trung tiêu huỷ.
Tụ chi Hàm Dương, tiêu dĩ vi chung cự
聚之咸阳销以为钟鐻
(Thu gom về Hàm Dương, tiêu huỷ đúc thành chuông và
giá chuông)
Lại đúc 12 tượng người bằng đồng mỗi tượng nặng đến
120 tấn, dùng để trang sức trong cung đình nhằm hiển thị quyền uy. Mặc dù Ban Cố
班固 trong Hán thư –
Ngũ hành chí 汉书 - 五行志 của mình đã khoác lên một sắc thái thần bí chủ nghĩa,
nhưng những việc làm Thuỷ Hoàng quyết không phải chỉ dựa vào “thiên nhân chi tượng”
天人之象, mà là có mục đích chính trị hiện thực của mình. Chẳng
qua là, vừa mới thống nhất thiên hạ, sự kiện trọng đại này vẫn có thể nhiếp phục
nhân tâm.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn
25/6/2015
Nguyên tác Trung văn
TIÊU HUỶ BINH KHÍ
销毁兵器
Trong quyển
THỐNG NHẤT VƯƠNG TRIỀU ĐÍCH ĐẢN SINH – TẦN
统一王朝的诞生 - 秦
Chủ biên: “Đồ thuyết Trung Quốc lịch sử”
Trường Xuân - Cát Lâm xuất bản tập đoàn hữu hạn trách
nhiệm công ti, 2006
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật