NGƯỢC TÌM KHỞI NGUYÊN CỦA DIỀU
(Kì 4)
Có người
đoán định một số câu thơ trong Kinh Thi
nêu ở trên là miêu tả diều gỗ, điều này e rằng có thành phần ức đoán tương đối
nhiều. Bài Tứ nguyệt 四月 trong Tiểu nhã 小雅 thuật lại nỗi khổ khi đi làm phu phen tạp dịch và
tình cảm lo buồn cho cuộc đời:
Phỉ thuần phỉ duân
Hàn phi lệ thân (1)
匪鹑匪鸢
翰飞戾天
Ta không phải là chim thuần chim diên to lớn
Bay đến tận trời cao.
Câu thơ
viết về người đi làm tạp dịch bị câu thúc, rốt cuộc không bằng chim ưng có thể
bay đến tận trời cao, cũng không bằng cá chiên cá vĩ có thể lặn sâu xuống đáy.
Nếu đem 2 câu này giải thích là diều gỗ sẽ không thống nhất với nội dung của
toàn bài. Hơn nữa, đem Hàn phi lệ thân 翰飞戾天 giảng là vật thực diều gỗ thế thì đối ứng với câu Tiềm đào vu uân 潜逃于渊 là để chỉ vật
thực nào? (2) Bài Tiểu uyển 小宛 trong Tiểu nhã 小雅 lại càng không có quan hệ gì với diều gỗ. Câu
mở đầu:
Uyển bỉ minh cưu
Hàn phi lệ thân
宛彼鸣鸠
翰飞戾天
Chim minh cưu kia
Bay đến tận trời cao
trực tiếp viết về chim ban cưu nhỏ bay đến trời cao.
Đoạn thứ 3 ở dưới mở đầu bằng câu:
Trung nguyên hữu thúc
Thứ dân thái chi
中原有菽
庶民采之
Nơi đồng bằng có cây đậu
Dân chúng hái lấy
ở đây trực tiếp lấy đậu để khởi hứng. Mở đầu đoạn thứ
4:
Đệ bỉ tích linh
Tái phi tái minh
题彼脊令
载飞载鸣
Chim tích linh kia
Vừa bay vừa kêu
Mở đầu đoạn thứ 5:
Giao giao tang hộ
Suất trường trác túc
交交桑扈
率场啄粟
Chim tang hộ bay qua bay lại
Phải ra chỗ đất trống để ăn lúa
Minh
cưu, thúc, tang hộ đều là sinh vật tồn tại trong tự nhiên, được dùng khởi hứng ở
các đoạn trong bài thơ một cách hài hoà thống nhất. Nếu đơn độc đem “minh cưu”
giảng thành diều gỗ do con người tạo ra sẽ khiến người ta cảm thấy mắc mứu, khó
hiểu.
Rõ
ràng, lấy 2 ví dụ trong Kinh Thi nêu
trên để chứng minh thời Xuân Thu đã có diều gỗ là khiên cưỡng.
Vấn đề
tiếp theo là, diều gỗ làm thế nào để bay được lên cao? Chúng ta biết rằng, máy
bay hiện đại khắc phục sức hút của tâm trái đất để bay lên, một là phải dựa vào
nguồn năng lượng to lớn, hai là phải dựa vào vật liệu cực nhẹ nhưng cứng. Diều
gỗ mà nói đến ở thời Xuân Thu, máy móc lắp đặt chỉ có thể dùng gỗ và đồng loại
vật liệu tương đối nặng, bản thân diều gỗ lại thêm máy móc lắp đặt vào nhất định
là tương đối nặng. Nếu không có lực khởi động to lớn, diều gỗ căn bản không có
cách nào rời khỏi mặt đất. Năng lực vận chuyển của máy móc lắp đặt ở thời Xuân
Thu không thể thoả mãn yêu cầu này.
Vì thế,
chúng ta có lí do để nói rằng, diều gỗ chỉ có thể dựa vào ngoại lực để bay lên
cao.
Chúng
ta thử quan sát các em học sinh tiểu học hiện nay đem mô hình máy bay do các em
tự làm phóng lên không trung. Dưới thân máy bay các em lắp một móc sắt nhỏ, móc
dính sợi dây cao su làm dây cung, sau đó kéo căng dây cung, buông tay ra, “phựt” một tiếng, mô hình máy bay
bay lên cao. Trên không trung mô hình máy bay dựa vào chong chóng đã được quay
chặt trước đó sau đó lỏng dần mà có thể bay trong chốc lát, đến khi chong chóng
hoàn toàn lỏng mới dừng chuyển động, mô hình bắt đầu rơi xuống. Theo đó, chúng
ta có thể mạnh dạn đoán rằng: diều gỗ thời Xuân Thu dựa vào cung mạnh để bắn
vào không trung, có thể nhiều cung bắn cùng một lúc. Sau khi lên không trung, dựa
vào máy móc lắp đặt, cũng dựa vào lực nâng của không khí để chuyển động. Nếu
đem nguyên lí bánh lái ở thuyền ứng dụng vào diều gỗ, khiến phần đuôi và phần
thân tạo thành một góc nhất định thì diều gỗ có thể bay trên không trung.
Diều gỗ
không hoàn toàn dựa vào máy móc mà phải dựa vào lực nâng của không khí ở một
trình độ tương đương để duy trì thời gian tự thân lưu lại trên không trung, sự
thực này đủ để gợi ý cho việc phát minh ra diều, nhân đó chúng ta có lí do để
cho rằng nó là tiền thân của diều.
Thế
thì, vào lúc nào diều gỗ có thể lợi dụng máy móc lắp đặt để bay lên không
trung?
(còn tiếp)
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- Phần phiên âm các câu thơ trong Kinh Thi, tôi theo quyển Thi kinh (bạch thoại tân giải) của Trí
Dương xuất bản xã, năm 2004.
(2)- Đoạn thứ 7 bài Tứ nguyệt 四月 là:
Phỉ thuần phỉ duân
Hàn phi lệ thân
Phỉ chiên phỉ vĩ
Tiềm đào vu uân
匪鹑匪鸢
翰飞戾天
匪鱣匪鲔
潜逃于渊
Ta không phải là chim thuần chim diên to lớn
Bay đến tận trời cao.
Ta không phải là cá chiên cá vĩ to lớn
Lặn xuống tận đáy sâu
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 21/6/2013
Nguyên tác Trung văn
TRUY TỐ PHONG TRANH ĐÍCH KHỞI NGUYÊN
追溯風箏的起源
Trong quyển
PHONG TRANH
風箏
Tác giả: Vân Trung Thiên 云中天
Bách Hoa Châu văn nghệ xuất bản xã, 2006.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật