CÁCH ĐẶT TÊN
CỦA DÂN TỘC TẠNG
Phương thức đặt
tên của dân tộc Tạng ở Trung quốc rất đặc thù. Nhìn chung họ chỉ có tên không
có họ. Với những gia đình có điều kiện, họ nhờ vị Hoạt Phật 活佛 hoặc Lạt Ma 喇嘛
đặt tên cho đứa bé.Cách đặt này thể hiện rõ màu sắc tôn giáo, phần nhiều dùng
những tên như:
Cống Bố 贡布 (Chúa cứu thế)
Cường Ba 强巴 (Phật Di Lặc)
Đa Cát 多吉 (Kim cương)
Đan Tăng 丹增 (Vị chưởng giáo)
Trác Mã 卓玛 (Hồng độ mẫu)
Ương Kim 央金 (Diệu âm hoặc Thiên nữ tự
do)
Trát Tây 扎西 (Cát tường)
Những gia đình
không có điều kiện nhờ Hoạt Phật hoặc Lạt Ma thì do những bậc cao niên hoặc có
địa vị cao trong gia tộc đặt tên cho đứa bé. Với cách này, tên đặt thường tự
do, phần nhiều dùng những tên chỉ giới tự nhiên hoặc những từ biểu đạt một nguyện
vọng nào đó, như:
Đạt Ngoã 达瓦 (Mặt trăng)
Ni Mã 尼玛 (Mặt trời)
Mai Đoá 梅朵 (Hoa)
Cùng Đạt 穷达 (Bảo bối nhỏ
hoặc Ngựa con)
Lạp Sâm 拉森 (Tóc đen)
Tang Qua 桑戈 (Thuần khiết)
Nhật Qua 日戈 (Nhìn thấy
hoặc Vui mừng)
Nhân Tăng 仁增 (Bảo bối
trên tay)
Thương Mẫu Quyết 仓母决 (Đình chỉ hoặc Kết thúc)
Bố Xích 布赤 (Dẫn em hoặc Gọi em)
Có những trường hợp lấy ngày sinh của đứa bé để
đặt tên, như:
Lãng Cương 朗刚 (Ngày 30)
Thứ Cát 次吉 (Một ngày)
Thứ Tùng 次松 (Mồng 3)
Đạt Oa 达娃 (Thứ Hai)
Phổ Bố 普布 (Thứ Năm)
Cũng có những trường
hợp nhân vì đứa bé yếu đuối hay đau ốm, hoặc vì một nguyên nhân nào đó đặt một
cái tên xấu xí, hy vọng đứa bé sẽ mạnh khoẻ trưởng thành, như:
Kỳ Chu 琪珠 (Chó con)
Kỳ Gia 琪加 (Phân chó)
Mạt Chu 帕珠 (Heo con)
Qua ba 过巴 (Câm hoặc
Ngốc)
Nhạ Địa 惹地 (Mục nát,
Rác)
Cố Khâm 固钦 (Đầu to)
Tên của người Tạng
dịch âm sang tiếng Hán nhìn chung đều là bốn chữ, đem hai tên đơn nối lại với
nhau, như:
Thứ Nhân Trát Tây 次仁扎西 (Trường thọ cát tường)
Cách Tang Trác Mã 格桑卓玛 (Tiên nữ hoa hạnh phúc)
Khi xưng hô, lấy chữ thứ nhất và chữ thứ ba trong tên, như: Thứ Trát, Cách Trác. Cũng có lúc dùng ba
chữ như:
Hoa Lạc Tang 华洛桑 (Anh hùng
Lạc Tang)
Trác Mã Thố 卓玛措 (Tiên nữ trên biển trí huệ)
Những năm gần đây
cách đặt tên của dân tộc Tạng cũng đã có những thay đổi. Họ đã kết hợp việc giải
phóng bản thân với hiện thực cuộc sống được cải thiện bắt đầu đặt những cái tên
mang ý nghĩa mới, như:
Kim Chu 金珠 (Giải
phóng)
Đạt Mã 达玛 (Cờ đỏ)
Cũng có người dùng họ của dân tộc Hán trong tên của mình, một
cái tên kết hợp Hán – Tạng, như:
Giang Ương Tông 江央宗
Trương Vượng Đôi 张旺堆
Lý Thứ Gia 李次加
Dương Trác Mã 杨卓玛
Do bởi phạm vi đặt
tên của người Tạng tương đối hẹp nên hiện tượng trùng tên rất nhiều. Có khi
trong cùng một đơn vị hay cùng một thôn, có thể có tới ba, bốn thậm chí mười mấy
người trùng tên. Để phân biệt, họ đã lấy tên đất hoặc nghề nghiệp đặt trước
tên. Cùng một tên là “Vượng Đôi”, sẽ
có “Khang Mã Vượng Đôi” 康玛旺堆, “Á Đông Vượng Đôi” 亚东旺堆.
“Khang Mã” và “Á Đông” là tên thôn nơi họ cư trú. Cùng tên là “Cường Ba”, sẽ có “Mã Khâm Cường Ba” 玛钦强巴
(Cường Ba nấu ăn) và “Hưng Sách Cường Ba”
兴索强巴 (Cường Ba thợ mộc).
Nói tóm lại, tuy
dân tộc Tạng trùng tên rất nhiều nhưng họ có cách để phân biệt, không gây lẫn lộn.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 19/6/2013
Nguyên
tác Trung văn
THÚ ĐÀM
TẠNG TỘC ĐỒNG BÀO KHỞI DANH
趣谈藏族同胞起名
Trong
quyển
TRUNG
QUỐC NHÂN DANH ĐÍCH CỐ SỰ
中国人名的故事
Tác giả: Trương Tráng Niên 张壮年
Trương Dĩnh Chấn 张颖震
Sơn
Đông hoạ báo xuất bản xã, tháng 9-2005
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật